GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ CHĂM SÓC VƯỜN RAU

Trồng rau sạch góp phần tăng cảnh quan xanh mát môi trường, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm sạch cũng như mang đến không gian học tập, rèn các kỹ năng sống cho trẻ. Xác định được những giá trị thiết thực này, Trường mẫu giáo Rạng Đông thành phố Tân An đã chú trọng thực hiện mô hình “Vườn rau của bé” tại trường.

Chăm sóc vườn rau, trẻ có được cơ hội tìm hiểu đặc điểm của các loại rau như loại nào cần phải ươm sau đó chiết ra để trồng, loại nào gieo trực tiếp xuống đất hay loại nào cần phải cho leo giàn,… Với hoạt động này, vừa giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn rau vừa theo dõi sự phát triển của cây, giúp các cháu nhận biết một số đặc điểm từng loại rau và tác dụng của rau xanh với đời sống con người. Mặt khác, thông qua chăm sóc rau, trẻ còn cảm nhận được giá trị của sức lao động và quý trọng giá trị sức lao động. Từ đó hình thành cho trẻ có thói quen lao động ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có tinh thần trách nhiệm hơn, trẻ thêm yêu lao động hơn.
hinh 6

 Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, mỗi ngày trẻ được tổ chức tham gia hoạt động chăm sóc, tưới nước, bón phân. Những luống rau xanh mướt được các cô phân chia theo từng dãy đất để các bé có thể phân biệt được từng loại rau khác nhau.
hinh 5

Thời gian đầu tham gia chăm sóc vườn rau, hầu hết các bé không tránh được bỡ ngỡ, tò mò vì trực tiếp làm đất, gieo hạt, chăm sóc cây… Tuy nhiên, chứng kiến những luống rau xanh tươi do tự tay mình chăm sóc cho đến thời điểm thu hoạch rau sạch, các bé đều tỏ ra phấn khích.

 hinh 4 hinh 3

Bằng cả tấm lòng yêu nghề mến trẻ, tập thể cán bộ, giáo viên trường mẫu giáo Rạng Đông đã cùng với trẻ thay phiên nhau chăm sóc, vun xới cho những luống rau xanh tốt, mùa nào rau ấy. Như vậy, việc trồng rau không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, đáp ứng nguồn thực phẩm an toàn cho nhà bếp mà còn tạo nên môi trường xanh, sạch, gần gũi và thân thiện với trẻ. Đồng thời, tạo nên nền nếp sinh hoạt tích cực trong các nhà trường, nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

hinh cham soc vuon sau 1

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, những kiến thức trẻ có được qua sự truyền đạt của cô giáo, của ba mẹ,…không thể sánh bằng những kiến thức mà trẻ lĩnh hội qua việc được tận mắt nhìn, được trực tiếp tham gia thực hành. Việc được quan sát tận mắt, tận tay thực hành thử công việc của người lớn, các bé đã được bắt tay vào thực hành như những người nông dân thực sự.đã giúp cho các bé hứng thú thực sự và dễ dàng ghi nhớ hơn so với việc được giảng giải và xem qua tranh ảnh, mô hình.

hinh 7Việc trực tiếp cho trẻ được tiếp cận với môi trường thực tế, được quan sát và ghi nhớ từng bước, từng khâu, kết hợp với sự hướng dẫn của người lớn, cụ thể như việc trồng và thu hoạch rau xanh, nhằm bổ sung kiến thức về thế giới thực vật cho trẻ, dạy trẻ biết lao động và quý trọng thành quả lao động. Qua việc chăm sóc vườn rau đã để lại cho các bé nhiều điều bổ ích về thế giới xung quanh, trẻ học được những kỹ năng lắng nghe, quan sát, sự phối hợp khi làm việc. Từ những trải nghiệm thực tế đã giúp cho trẻ biết được sự vất vả của người nông dân khi trồng ra được một cây rau,bụi lúa,… để bé được ăn hàng ngày, biết nâng niu giá trị lao động do chính mình làm ra, góp phần nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng sống cho trẻ.