ÁP PHÍCH TƯ VẤN TÂM LÝ – CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC

                                CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: SÀNG LỌC, PHÁT HIỆN CÁC NGUY CƠ CỦA HỌC SINH
Cán bộ, giáo viên nhà trường và cha mẹ chủ động theo dõi nhằm phát hiện sớm các nguy cơ về tâm lý, học tập, sức khỏe,… của học sinh để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Khi cần thiết cán bộ, giáo viên phụ trách công tác xã hội trường học sẽ hỗ trợ, can thiệp cho học sinh kịp thời, hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG 2: PHÒNG NGỪA
Hoạt động phòng ngừa đóng vai trò quan trọng giúp các em học sinh tránh gặp phải những tình huống/ vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra. Một số hoạt động phòng ngừa có thể kể đến là: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tuyền truyền nâng cao nhận thức; tổ chức các chương trình ngoại khoá,…
HOẠT ĐỘNG 3: CAN THIỆP, TRỢ GIÚP
Hoạt động can thiệp, trợ giúp được thực hiện bởi cán bộ, giáo viên có chuyên môn phù hợp khi học sinh gặp những vấn đề như: hoàn cảnh gia đình khó khăn, bạo lực học đường, áp lực học tập, khó khăn tâm lý,… Với những trường hợp vượt quá khả năng của mình thì cán bộ, giáo viên cần có trách nhiệm tham mưu hiệu trưởng, phối hợp với gia đình tìm kiếm, kết nối với các tổ chức, cá nhân phù hợp để can thiệp, trợ giúp cho học sinh.

HOẠT ĐỘNG 4: HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

Sau khi kết thúc hoạt động can thiệp, phòng ngừa, học sinh sẽ tiếp tục được hỗ trợ như cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách xã hội liên quan; kết nối các nguồn lực cần thiết; kiến nghị với các cấp cao hơn trợ giúp học sinh,… nhằm duy trì kết quả can thiệp và phòng ngừa các vấn đề phát sinh.

           TƯ VẤN TÂM LÝ TRƯỜNG HỌC

QUY TRÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH

  1. Xây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa giáo viên và học sinh: Đây là bước đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh. Để tạo sự tin tưởng và tránh sự e ngại của học sinh, giáo viên có thể hẹn gặp các em tại phòng tư vấn học đường hoặc ở một không gian khác đảm bảo an toàn và bảo mật để trao đổi với học sinh.

    2. Tổng hợp thông tin và làm rõ vấn đề: Giáo viên tìm hiểu thông tin và cùng học sinh trao đổi để làm rõ hơn nguyên nhân, bản chất của vấn đề mà học sinh đang gặp phải. Quá trình này cần được diễn ra một cách cẩn trọng, đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật, tôn trọng và không làm tổn hại đến học sinh.

      3. Xây dựng kế hoạch thực hiện: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận về các giải pháp nhằm giúp học sinh vượt qua được khó khăn tâm lý mà các em đang gặp phải. Quá trình này có thể gồm một số bước: Xác định nguyên nhân vấn đề; Tìm các giải pháp phù hợp; Định hình/hình dung kết quả cho từng giải pháp. Trên cơ sở đó, giáo viên đồng hành cùng học sinh trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp này.

     4. Giải quyết vấn đề: Đây là giai đoạn học sinh thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề của mình. Giáo viên sẽ là người đồng hành, hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình này.

  5. Đánh giá và kết thúc: Việc đánh giá cần diễn ra trong suốt quá trình giáo viên thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh, giúp giáo viên đồng hành cùng học sinh trong việc giải quyết vấn đề của các em một cách hiệu quả hơn. Khi đánh giá, giáo viên cần ghi nhận những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh. Trong trường hợp vấn đề của học sinh không được cải thiện, giáo viên cần kiên nhẫn, không trách móc, phán xét; cùng học sinh xem xét lại vấn đề và đưa ra hướng giải quyết phù hợp hơn.

     6. Theo dõi sau khi kết thúc: 

Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh để duy trì kết quả tư vấn tâm lý đạt được: lập hồ sơ tư vấn tâm lý của từng trường hợp học sinh; Giáo viên cập nhật những thay đổi hay những vấn đề phát sinh cần thiết.

HINH 1 HINH 2